220 Leo Ave., Suite B, San Jose, CA 95112 - Tel: (408) 786-5875/608-5632
 


Những Bí Mật vừa bị Khui Ra trong vụ đặt tên cho khu Thương Mại VN tại San Jose. Nghị Viên Madison phục vụ cộng đồng hay phục vụ Tăng Thành Lập ?
 VNNB, 2/29/2008                http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=40937

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày Hội Ðồng Thành Phố San Jose sẽ mang vấn đề đặt tên cho một khu vực thương mại nằm trên đường Story ra thảo luận lại và hy vọng sẽ đạt được một quyết định chung cuộc nhắm giải quyết tình trạng bế tắc như hiện naỵ

Một số các đề nghị từ Thị Trưởng Chuck Reed và NV Madison Nguyễn, cũng như từ các nghị viên Pete Constant, Kansen Chu, và Phó thị trưởng Dave Cortese sẽ được đem ra mổ xẻ.

Tình trạng bế tắc trong việc chọn một danh xưng cho khu vực thương mại nhỏ bé này bộc phát mãnh liệt kể từ khi buổi thảo luận khoáng đại, do Cơ Quan Tái Phát Triển Thành Phố, tức Redevelopment Agency hay RDA, phối hợp với văn phòng của nữ NV Madison Nguyễn tổ chức, vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Tư 15/8/07 tại thư viện Tully vừa chấm dứt. Kể từ sau ngày đó là một chuỗi tiến trình dẫn đến việc HÐTP quyết định chọn danh xưng Saigon Business District theo đúng như đề nghị của NV Madison.

Kế tiếp, suốt trong hơn ba tháng qua tại San Jose đã diễn ra những cuộc biểu tình vào mỗi trưa thứ ba hàng tuần sau khi hơn 2000 người tham dự một buổi họp khoáng đại do Ủy Ban Tranh Ðấu Cho Little Saigon tổ chức tại Unify Center; rồi cuộc tuyệt thực của Lý Tống từ trưa ngày thứ sáu 15/2/08 cho đến nay. Về phía thành phố cũng chẳng khá hơn với cáo giác là NV Madison đã vi phạm luật Brown Act khi cô âm thầm vận động để cho danh xưng Saigon Business District được thông qua; rồi đề nghị ngày 11 tháng 2/08 của T.Tr. Chuck Reed muốn HÐTP rút lại quyết định ngày 20/11/07 và đưa vấn đề ra trưng cầu dân ý; để rồi chỉ một tuần sau đó vào ngày 21/2/08 hai nhân vật này lại đề nghị thu hồi quyết định chọn danh xưng SBD và cho “chìm xuồng” vấn đề chọn tên cho khu vực thương mại liên hệ.

Bản thời biểu diễn tiến của vấn đề được Phong Trào Cử Tri San Jose Ðòi Dân Chủ (PTCTSJÐDC) phổ biến rộng rãi cho thấy, theo nguyên văn, “ngày 20/3/07 NV Madison đã tổ chức một buổi họp giữa bà Pat Dando, ông Paul Krutko, ông Sonny Nguyễn (thủ quỹ của bà (Madison) trong cuộc tranh cử (vào năm 2005), và ông Jim Nguyễn để xúc tiến dự án đặt tên cho đoạn đường 1-mile trên đường Story là “Vietnam Town Business District” (theo báo San Jose Business Journal”.

Tiếp đến, cũng theo bản thời biểu diễn tiến vấn đề do PTCTSJÐDC phổ biến, “ngày 17/4/07 NV Madison Nguyễn yêu cầu nhân viên thành phố và Cơ Quan Tái Thiết (RDA) gặp gỡ chủ nhân của khu Vietnam Town trên đường Story Road. Cuộc họp có nhiều nhân viên cao cấp (hàng giám đốc) của RDA tham dự (Richard Keit, Director, Neighborhood and Business Development, Bill Ekern, Director, Project Management), Ed Shikada, Deputy City Manager, Paul Asper, City Senior Graphic Designer, Chánh văn phòng NV Madison, chủ nhân khu Vietnam Town (Lập Tăng) và hai phụ tá tín cẩn về tài chánh và quảng bá thị trường (Chad Nguyen and Albert Liu). Tại buổi họp, ông Tăng Lập yêu cầu đặt tên khu vực là Vietnam Town Business District và ông ta thỏa thuận sẽ chịu các chi phí bảo trì các bảng tên và cờ hiệu.”

Trong buổi họp cộng đồng diễn ra tại thư viện Tully vào tối ngày 15/8/2007, ông Abi Maghamfar, Giám Ðốc Ðiều Hành thuộc RDA, đã cho biết tiếp theo sau quyết định của Hội Ðồng Thành Phố San Jose (HÐTP) vào ngày 5 tháng 6 vừa qua chấp thuận việc tìm đặt một tên cho khu vực thương mại Việt Nam, tức Vietnamese Business District, Cơ quan RDA đã được chỉ thị thực hiện cuộc tìm hiểu và thăm dò dân ý nhắm lựa chọn một danh xưng thích hợp cho khu vực vừa nói và thực hiện các bước cần thiết kế tiếp như vẽ biểu ngữ, bảng tên, v.v.. Ðặc biệt, ông Abi nhấn mạnh từ ngữ “Khu thương mại Việt Nam, hay Vietnamese Business District, như hiện được đề cập đến trong các văn thư của thành phố hay các thư mời tham dự các phiên họp cộng đồng, chỉ nhắm đề cập đến khu vực liên hệ và hoàn toàn không dính dáng gì đến danh xưng mà quyết định tối hậu nằm trong tay Hội Ðồng Thành Phố sau khi HÐTP nhận được bản tường trình từ Quản Lý Viên của Thành phố San Jose.

Tiếp đó, ông Ed Shikada, Phụ tá Quản Lý TP đã cùng với ông Richard Keith, Giám đốc văn phòng đặc trách Khu Láng Giềng và Phát Triển Thương Mại thuộc RDA trình bày các mẫu biểu ngữ và bảng hiệu chào mừng dẫn đến khu thương mại liên hệ.

Cũng như ông Shikada đã giải thích trước đó, nữ NV Madison Nguyễn trong buổi thảo luận vào tối ngày 15/8/07 này đã nhấn mạnh “hiện nay không có một danh xưng nào cho khu vực được đề nghị, từ ngữ dùng chỉ định khu vực là Vietnamese Business District dịch thẳng sang Việt ngữ là “Khu thương mại cho người Việt” và đó không phải là tên đặt cho khu vực liên hệ.”

Thực ra, căn cứ theo những dữ kiện chính xác mà VNNB đã thâu thập được từ thành phố San Jose chiếu theo các điều lệ của bộ luật California State Public Records Act, thì những điều mà NV Madison đã nói trong buổi tối ngày 15/8/2007 trước hơn 150 người tham dự buổi hội thảo cũng như một số viên chức thuộc cơ quan RDA và một số nhân viên thuộc văn phòng NV Madison hoàn toàn khác với thực tế với những dẫn chứng như sau:

1- Sau những cuộc tiếp xúc hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp với NV Madsion và sau ít nhất một phiên họp chung với NV Madison, cũng như một số viên chức thuộc RDA, vào lúc 3:15 chiều ngày 4/4/07 bà Helen de Runa, thuộc cơ quan RDA, đã gởi cho NV Madison một điện thơ (xem email số 1 ở dưới) với nội dung gồm 10 điểm trong đó có những điểm chính yếu:

- Khu vực sẽ được chính thức gọi là Vietnamtown Business District.

- Sẽ có hai trụ bảng tên đặt ở hai đầu đoạn đường Story thuộc khu vực.

- RDA sẽ gánh chịu chi phí 100 ngàn mỹ kim cho dự án nàỵ

- Kiến trúc sư của ông Tăng Thành Lập sẽ đảm trách phần vẽ bảng banners (hay phướn). Nhân viên RDA sẽ giúp đỡ và cố vấn.

- Ông Tăng Thành Lập đồng ý bảo trì và thay thế các banners khi cần thiết.
.....................................................................................................................................................
Email số 1 (April 4 2007, lúc 3:15pm) do bà Helen de Runa (thuộc Sở Tái Thiết Thành phố) gởi cho nghị viên Madison Nguyễn để tái xác nhận những điểm trong buổi họp đầu tiên của họ) gồm có 10 điểm:
1: Khu vực này sẽ được chính thức gọi là Vietnamtown Business District.
2: Vietnamtown Business District nằm trên đường Story Road (từ xa lộ 101, đi về hướng Tây, đến Senter Road và ngã ba của Happy Hollow Park). (LTS: Ðây là đoạn có Vietnam Town Shopping Center và Grand Centry Mall của ông Tăng Thành Lập)
3: Sẽ có 2 trụ tên (monuments) đặt ở 2 đầu của khu vực nàỵ
4: Cơ quan Tái Phát Triển Thành Phố sẽ chuẩn chi ngân khoản 100 ngàn đồng để giúp thực hiện dự án nàỵ
5: Kiến Trúc sư của Lập Tăng (nhà phát triển Vietnam Town Shopping Center) sẽ đảm trách việc vẽ kiểu và cho ý kiến.
6: Ông Tăng Thành Lập đã bằng lòng bảo trì và thay thế phướn (banners) khi cần thiết.
7: Chúng tôi (Cơ Quan Tái Thiết Thành Phố) cần sự chấp thuận của nghị viên về phướn và trụ tên.
8: Ông Richard Keit sẽ liên lạc với Nha Giao Thông (DOT) về chi tiết của tượng đài.
9: Ông Paul Asper (nhân viên vẽ kiểu của cơ quan Tái Phát Triển) sẽ bắt đầu phác họa/vẽ kiểu tượng đàị
10: Cơ Quan Tái Phát Triển sẽ cập nhật về hiện tình của dự án trong vòng 3 tuần lễ (khoảng từ April 23-27)
Vào lúc này chúng tôi chờ nghị viên cho số liên lạc của ông Lập Tăng để chúng tôi có thể bắt đầu giúp nhóm của ông ấy trong việc vẽ các kiểu phướn.
Cám ơn nghị viên đã đem dự án này cho Cơ Quan Tái Phát Triển Thành Phố. Chúng tôi rất hứng khởi khi cơ quan của chúng tôi được dự phần vào việc làm cho dự án này trở thành một hiện thực cho cộng đồng Việt Nam.
Xin liên lạc với chúng tôi nếu nghị viên có bất cứ câu hỏi hay lời đề nghị nàọ
Chúc nghị viên một ngày thật đẹp.
Helen de Runa
Cơ quan Tái Phát Triển Thành Phố San Jose
Số điện thoại và điạ chỉ.
.....................................................................................................................................................
Như thể đã có thỏa thuận ngầm với ông Tăng Thành Lập từ trước nên chỉ 46 phút sau khi điện thư của bà Helen được gởi ra, NV Madison đã nhanh chóng trả lời cũng bằng điện thư vào lúc 4:01 chiều cùng ngày 4/4/07 (xem email số 2 ở dưới) với nội dung gồm 4 điểm được tạm dịch sang Việt ngữ như sau:

1- Danh xưng là Vietnam Town Business District. Tách rời hai chữ Vietnam và chữ Town thì tốt hơn.

2- Văn phòng tôi (NV Madison) có thể sẽ tổ chức 1 hoặc 2 phiên họp cộng đồng để thông báo cho quần chúng trong khu vực về dự án (đặt tên) này cũng như tìm thêm ý kiến về các banners (hay phướn)

3- Ðồng thời, tôi (NV Madison) đã nói chuyện với ông Tăng sáng nay và ông ta sẵn sàng trả chi phí cho cả các banners lẫn hai trụ bảng tên. Ông ta cũng hứa sẽ bảo trì các banners trong những năm sau nàỵ Ông ta hỏi tôi rằng liệu ông ta có cần phải ký với thành phố một hợp đồng nào về việc này hay không. Xin cho tôi biết ông ấy (ông Tăng Thành Lập) cần phải làm những gì.

4- Thêm nữa, bởi vì ông Tăng sẵn sàng chi trả cho hầu hết các phí tổn vậy thì có cần phải có một buổi họp công khai để thông báo cùng quần chúng về dự án này không? Tôi muốn hỏi ý kiến bà (tức Helen de Runa).

Những câu trả lời như trên của NV Madison cho thấy ở vào thời điểm của ngày 4 tháng 4 năm 2007 cá nhân cô nghị viên trẻ tuổi này đã có những cuộc thảo luận riêng rẽ, không nhiều thì ít, giữa cô và ông Tăng Thành Lập và NV Madison đã biết rất rõ cái danh xưng mà cô và ông Tăng Thành Lập muốn được đặt cho khu vực thương mại liên hệ. Việc tách rời hai chữ “Vietnam” và “Town” là để cho trùng hợp 100% với danh xưng của một khu phố đang được công ty TWN, LLC của hai ông Tăng Thành Lập và Alan C. Wong (con rể của ông Lập) xây cất trên đường Story giữa Wal-Mart và khu Grand Century Shopping Center. Dầu vậy nhưng NV Madison vẫn phớt lờ như không biết gì về danh xưng Vietnam Town Business District mà ông Lập mong muốn và chính cô đã ra sức giúp đỡ, khi cô nói vào tối ngày 15/8/07 thật rõ ràng “hiện nay không có một danh xưng nào cho khu vực được đề nghị, từ ngữ dùng chỉ định khu vực là Vietnamese Business District dịch thẳng sang Việt ngữ là “Khu thương mại cho người Việt” và đó không phải là tên đặt cho khu vực liên hệ.”
.....................................................................................................................................................
Email số 2, ngày hôm sau April 5, 2007 lúc 4:01pm nghị viên Madison trả lời bà Helen de Runa:
Bản dịch như sau:
Bà Helen,
Càm ơn bà đã gởi cho tôi điện thư, sau đây là một vài điểm cần làm sáng tỏ:
1- Danh xưng phải là Vietnam Town Business District. Tách rời hai chữ Vietnam và Town ra thì tốt.
2- Văn phòng tôi có thể sẽ tổ chức 1 hay 2 phiên họp cộng đồng để thông báo cho quần chúng trong khu vực về dự án (đặt tên) này cũng như xin ý kiến về các lá phướn Banners). Chúng tôi đang triển khai các chi tiết để xem xét sự khả thi khi triệu tập một buổi họp cộng đồng. Tôi sẽ cho bên quý vị biết sớm.
3- Ðồng thời, tôi (NV Madison) đã nói chuyện với ông Tăng sáng nay và ông ta sẵn sàng trả chi phí cho các banners lẫn hai trụ bảng tên. Ông ta cũng hứa sẽ bảo trì các lá phướn (banners) trong những năm sau nàỵ Ông ta hỏi tôi rằng liệu ông ta có cần phải ký với thành phố một hợp đồng nào về phần này hay không. Xin cho tôi biết ông ấy (ông Tăng Thành Lập) cần phải làm những gì.
4- Thêm nữa, bởi vì ông Tăng sẵn sàng chi trả cho hầu hết các phí tổn vậy thì có cần phải có một buổi họp công khai để thông báo cho quần chúng về dự án này không? Tôi muốn hỏi ý kiến bà (tức Helen de Runa).
Cám ơn,
madison
.....................................................................................................................................................
Vào lúc 4:47 chiều ngày 5 tháng 4, tức một ngày sau khi nhận được email (xem email số 2) từ NV Madison, bà Helen đã nhanh chóng phúc đáp từng điểm một ghi trên điện thư của NV Madison (xem email số 3, phần chữ đậm gạch dưới là phần trả lời của bà Helen de Runa). Theo đó, bà Helen de Runa thuộc cơ quan RDA đồng ý làm theo yêu cầu của NV Madison tách rời hai chữ Vietnam và Town. Ðồng thời bà Helen xác nhận sự cần thiết phải đưa vấn đề ra thảo luận công khai để tránh những trở ngại có thể gặp phải. Bà Helen cũng đặc biệt nhấn mạnh bằng những chữ “ngay từ lúc ban đầu” (early on in the project). Thế nhưng những việc làm hầu như hoàn toàn che mắt cộng đồng, và có lẽ qua mặt cả Hội Ðồng Thành Phố, của NV Madison và ông Tăng Thành Lập không ngờ đã chạm phải một thực tế phũ phàng là phải làm thế nào để có thể thực hiện được ít nhất một phiên họp cộng đồng công khai và nhất là phải làm sao để thuyết phục quần chúng chấp nhận danh xưng Vietnam Town Business District.
.....................................................................................................................................................
Email số 3, bà Helen de Runa trả lời lại cho nghị viên Madison:
Bản dịch như sau:
Nghị viên Nguyen:
Xin đọc phần trả lời của tôi viết bằng mầu đỏ (LTS: là phần chữ đậm)
1- Danh xưng phải là Vietnam Town Business District. Tách rời hai chữ Vietnam và Town ra thì tốt. Cám ơn, tôi bảo đảm sẽ dùng danh xưng nàỵ
2- Văn phòng tôi có thể sẽ tổ chức 1 hay 2 phiên họp cộng đồng để thông báo cho quần chúng trong khu vực về dự án (đặt tên) này cũng như xin ý kiến về các lá phướn Banners). Chúng tôi đang triển khai các chi tiết để xem xét sự khả thi khi triệu tập một buổi họp cộng đồng. Tôi sẽ cho bên quý vị biết sớm. Tôi nghĩ đây là một quyết định đúng, sự tham gia của quần chúng là cần thiết. Hãy cho chúng tôi biết nếu nghị viên cần giúp gì về những buổi họp công cộng như vậỵ
3- Ðồng thời, tôi (NV Madison) đã nói chuyện với ông Tăng sáng nay và ông ta sẵn sàng trả chi phí cho các banners lẫn hai trụ bảng tên. Ông ta cũng hứa sẽ bảo trì các lá phướn (banners) trong những năm sau nàỵ Ông ta hỏi tôi rằng liệu ông ta có cần phải ký với thành phố một hợp đồng nào về phần này hay không. Xin cho tôi biết ông ấy (ông Tăng Thành Lập) cần phải làm những gì. Tôi sẽ xem lại phần này và sẽ trả lời nghị viên vào đầu tuần tới.
4- Thêm nữa, bởi vì ông Tăng sẵn sàng chi trả cho hầu hết các phí tổn vậy thì có cần phải có một buổi họp công khai để thông báo cho quần chúng về dự án này không? Tôi muốn hỏi ý kiến bà (tức Helen de Runa). Không cần biết ai là người chi trả, chúng tôi vững tin rằng cộng đồng phải được thông báo ngay từ lúc ban đầu của dự án để có thể hóa giải những vấn đề có thể xảy ra. Bởi thế, chúng tôi khẩn thiết đề nghị việc này. Một lần nữa, xin cho chúng tôi biết nếu nghị viên cần sự giúp đỡ của chúng tôi trong vấn đề phòng ốc hay sắp xếp cho những buổi họp như vậy.
Vào thời điểm này, nghị viên có vẫn còn muốn chúng tôi giúp ông Tăng trong vấn đề vẽ kiểu cho những phướn và tượng đài không? Nếu có, thì chúng tôi cần số điện thoại để liên lạc.
Cám ơn.
Helen de Runa

.....................................................................................................................................................
Vào thời điểm này có nhiều tin đồn đãi cho rằng NV Madison đang ra sức vận động bằng mọi cách để cố tìm cho đủ số phiếu tại HÐTP chấp thuận đặt tên khu thương mại liên hệ là Vietnam Town Business District như ông Lập hằng mong muốn. Tin tức từ PTCTSJÐDC cho biết “Chính cô Madison trên báo San Jose Business Journal, khi bàn về dự án khu thương mại trên đường Story (xin nhấn mạnh là không phải khu shopping tư nhân Vietnam Town) đã nói, “Vietnam Town (Business District) sẽ cho thấy rằng thành phố đánh giá cao tính phong phú của thành phố và công nhận sự đóng góp của những doanh thương người Mỹ gốc Việt”.

Dầu biết trước được những khó khăn khi phải đương đầu với những dư luận không thuận lợi cho danh xưng Vietnam Town Business District nhưng NV Madison và nhóm của ông Tăng Thành Lập vẫn tin tưởng sẽ thành công. Và khó khăn nhất cho NV Madison vẫn là làm sao cho ông Lập được hài lòng nhưng cũng phải được quần chúng ủng hộ.

Ðiển hình cho sự tin tưởng này là những mẫu vẽ trụ bảng tên (monument) do ông Tăng Thành Lập thực hiện, gởi cho cô Louansee Moua, Chánh văn phòng của NV Madison, vào ngày 31/5/07 (xem emails số 4) để từ đó được chuyển đến bà Helen de Runa (RDA) vào ngày 4 tháng 6/07, tức một ngày trước khi phiên họp của HÐTP diễn ra. Rõ ràng các mẫu vẽ đều dùng danh xưng Vietnam Town Business District và qua điện thư ngày 31/5/07 ông Lập đã nói trắng ra rằng ông thích mẫu số 2.
.....................................................................................................................................................
Nhóm vẽ kiểu của ông Tăng Thành Lập đã gởi đến Chánh văn phòng của nghị viên Madison 3 bản vẽ về bệ đài của bản tên Vietnam Town, cô Louansee sau đó đã chuyển đến văn phòng bà Helen Deruna vào ngày 4 tháng 6, 2007.
>> Xin nhấn vào các hình nhỏ dưới đây để xem hình bệ đài lớn hơn:


..................................................................................................................................................... Như tiên liệu được sự khó khăn khi phải trình bày trước HÐTP vào ngày 5 tháng 6 nên những tin tức liên quan đến phiên họp này đã không được văn phòng NV Madison phổ biến ra ngoài. Các cơ quan truyền thông Việt ngữ cũng như Ban Ðại Diện Cộng Ðồng Việt Nam Bắc California cũng không hề được văn phòng NV Madison thông báo về phiên họp có ảnh hưởng sâu rộng đến cộng đồng người Việt tị nạn trong vùng và đặc biệt cư dân trong khu vực đơn vị 7 mà NV Madison làm đại diện. Ðây là một trong nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy NV Madison chỉ nhắm phục vụ cho quyền lợi của ông Tăng Lập, thay vì lẽ ra NV Madison phải thu thập thêm ý kiến từ cử tri người Mỹ gốc Việt tại đơn vị 7 nói chung và các cư dân sống quanh khu vực liên hệ nói riêng.

Nhờ vào sự dấu diếm kín đáo của NV Madison và văn phòng của cô cũng như một số nhân vật liên hệ nên chỉ có vài người Việt xuất hiện trong phiên họp tại Hội Ðồng Thành Phố vào ngày 5 tháng 6/2007. Theo bản tin của PTCTSJÐDC, “ngoài chủ nhân khu Vietnam Town chỉ có hai ông Vũ Văn Lộc và Nguyễn Phú Nam có mặt tại buổi họp hội đồng thành phố (họ phát biểu ủng hộ tên đặt cho dự án). Tất cả các cơ quan truyền thông, hội đoàn trong cộng đồng KHÔNG biết một tí gì về buổi điều trần này của thành phố để thông qua dự án này cả.”

Kết quả, là mặc dù cố tình dấu diếm với hy vọng HÐTP sẽ thông qua nhưng trái lại HÐTP vào ngày 5 tháng 6/2007 chỉ đi đến quyết định là chấp nhận việc đề nghị đặt tên cho khu vực thương mại liên hệ đồng thời chỉ thị cho cơ quan RDA tìm cách tham khảo ý kiến cộng đồng về vấn đề này. Từ đó, văn phòng NV Madison và cơ quan RDA đã phối hợp để tổ chức buổi họp công khai vào tối ngày 15/8/2007.

Cũng từ sau ngày 5 tháng 6/2007 dự án đặt tên cho khu vực được chính thức gọi là dự án “Vietnamese Business District” (hay VBD). VBD không phải là danh xưng của khu vực mà chỉ là tên gọi của dự án đặt tên cho khu vực.

Tới lúc này thì NV Madison và cơ quan RDA vẫn hy vọng là rồi ra sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ quần chúng. Chính bởi tin tưởng như vậy nên các các viên chức thành phố khi đến tham dự buổi họp vào ngày 15/8 đã mang theo các mẫu lá phướn cũng như mẫu trụ bảng tên để nhắm xin ý kiến từ cộng đồng. Chương trình nghị sự của buổi họp công khai này (phó bản số 5 đính kèm ở dưới) cho thấy rõ ông Ed Shikada, Phụ tá Quản Lý Thành Phố, được dự trù sẽ trình bày các mẫu vẽ vào lúc 6:20 tối. Nhưng, thêm một lần nữa, toan tính của NV Madison không thành vì gặp trở ngại ngay từ những giây phút đầu của buổi họp với hàng trăm biểu ngữ cầm tay đòi danh xưng Little Saigon. Vỡ mộng nhưng vẫn không lùi bước, NV Madsion đành phải nói “Nhiều người trong quý vị đề nghị danh xưng Little Saigon, điều đó tốt, chúng tôi không phản đối điều đó, không ai phản đối điều đó, chính tôi cũng không phản đối điều đó.”
.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................
NV Madison còn đi xa hơn khi xác nhận cô thích danh xưng Little Saigon khi cô nói “Ngay cả trường hợp 100 phần trăm số người trong quý vị, trong đó có cả tôi, thích danh xưng Little Saigon, ...”

Ðể trấn an dư luận vào buổi tối hôm đó NV Madison còn nói rõ thêm rằng “Những doanh gia có cơ sở thương mại đang hoạt động trong khu vực và những cư dân sống trong phạm vi 1000 feet quanh khu vực đó là những người sẽ có tiếng nói đáng kể nhất trong việc quyết định danh xưng chính thức cho khu vực.”

Mặc dù đã nói như vậy nhưng chỉ một tuần sau đó NV Madison đã nghĩ ra một kẽ lách cho vấn đề này qua điện thư mà NV Madison gởi cho bà Helen de Runa, ông Ed Shikada, và một số người khác vào lúc 4:19 chiều ngày 21 tháng 8, 2007 (Email số 6). Hai điểm then chốt giúp NV Madison luồn lách ra khỏi những gì cô đã nói vào ngày 15/8/2007 là:
.....................................................................................................................................................
Email số 6: của Nghị Viên Madison gởi bà Helen de Runa, ông Ed Shikada, và một số người khác vào lúc 4:19 pm ngày thứ ba 21/8/07
Bản sao gởi ông Richard Keit
Bản dịch như sau:
Vì những ưu tư liên quan đến một đề nghị danh xưng, các viên chức của Thành phố và cơ quan RDA sẽ mời gọi những danh xưng cho khu vực thương mại. Một lần nữa, theo thủ tục của thành phố về việc thực hiện cuộc thăm dò quần chúng, những cơ sở thương mại, cư dân, và chủ nhà trong phạm vi đường kính 1000 feet quanh khu thương mại Việt Nam sẽ nhận được một phiếu bầu (ballot) yêu cầu họ bỏ phiếu cho danh xưng mà họ ưa thích nhất.
Tôi nghĩ đoạn văn trên cần phải được làm cho sáng tỏ bởi lẽ tôi tiên đoán là khi cộng đồng, đặc biệt là những người đã tham dự phiên họp (ngày 15/8/07) và những người hằng theo dõi vấn đề này, sẽ cho rằng chủ nhân các cơ sở thương mại là những người sẽ bỏ phiếu chọn danh xưng cho khu vực. Bởi thế tôi đề nghị như sau:
3- Cho thêm chữ “có tính cách cố vấn” trước chữ ballot (LTS: dịch theo tiếng Việt sẽ phải là sau chữ “phiếu bầu”) như đã được bàn thảo trong buổi họp vào sáng thứ hai.
4- Thêm vào phần cuối của đoạn văn câu “Sau khi chúng tôi đã thực hiện xong những nỗ lực thăm dò ý kiến từ quần chúng, các nhân viên phụ trách sẽ trình bày đầy đủ lên Hội Ðồng Thành Phố và khi đó HÐTP sẽ có quyết định chung cuộc ....( đại để ý như vậy)
Madison

..................................................................................................................................................... - Cho thêm chữ “advisory” (tạm dịch là “tính cách cố vấn”) trước chữ ballot (hay “phiếu bầu” (LTS: viết theo tiếng Việt phải được hiểu là “sau chữ ballot”) hầu khẳng định rằng kết quả của cuộc thăm dò dân ý quanh khu vực liên hệ thực ra chỉ có tính cách “cố vấn” chứ không phải sẽ là “tiếng nói đáng kể nhất trong việc quyết định danh xưng chính thức” như cô đã nói chỉ một tuần trước đó tại thư viện Tullỵ

- Như thể sợ chưa đủ mạnh, NV Madison còn muốn RDA phải ghi thêm nơi phần cuối hàng chữ “Sau khi chúng tôi đã thực hiện những nỗ lực thăm dò (ý kiến) từ quần chúng, các nhân viên phụ trách sẽ trình bày đầy đủ lên HÐTP và khi đó HÐTP sẽ có quyết định chung cuộc ...”

Có lẽ nhờ vào kẽ lách này mà NV Madison đã thuyết phục được một số nghị viên ủng hộ cô vào tối ngày 20/11/2007 khi HÐTP quyết định chấp thuận danh xưng Saigon Business District (SBD), tức danh xưng được ít người ưa thích nhất.

Ðể lách qua kẽ hở mà cô đã yêu cầu RDA thực hiện nên ngày 15 tháng 11/2007 NV Madison cho phổ biến một văn thư giải thích rằng “Trong sự cố gắng của chúng tôi để tiếp cận cộng đồng, chúng tôi nhận thấy rằng sau những thăm dò, hơn 70% muốn hai chữ Sài Gòn trong việc đặt tên”. Nhưng NV Madison đã không đưa một dữ kiện nào khả dĩ có thể phản ánh được kết quả của “những cuộc thăm dò” mà cô đề cập đến.

Sự thay đổi, dường như có tính toán từ trước, này của NV Madison bây giờ rõ ràng trở thành một trong những động lực chính yếu dẫn đến những cuộc biểu tình đòi dân chủ do PTCTSJÐDC tổ chức và rất có thể sẽ dẫn đến việc kêu gọi bãi chức nghị viên của cô nếu cô vẫn không đưa ra được một lời giải thích rõ ràng nào về những việc làm có tính cách mập mờ kể từ nhiều tháng qua.

Trước đây, trong cuộc điện đàm với Việt Nam Nhật Báo vào trưa ngày 16 tháng 8/2007, NV Madison đã nhấn mạnh đến vai trò tế nhị của cô trong việc tìm kiếm danh xưng cho khu vực liên hệ vì, theo nguyên văn lời cô, cô “không thể công khai ủng hộ một danh xưng nào bởi lẽ trong khu vực liên hệ cũng có những doanh gia và cư dân thuộc các sắc dân khác mà cô cũng đại diện cho họ tại Hội Ðồng Thành Phố.” Nhưng những email mà Việt Nam Nhật Báo vừa tiết lộ rõ ràng cho thấy, ít nhất trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm ngoái NV Madison đã ra sức ủng hộ cho ý muốn của một thương gia trong vùng, đó là ông Tăng Thành Lập, mà không hề tham khảo với cư dân hoặc chủ nhân các cơ sở thương mại ở ngay trong phạm vi, hoặc chung quanh, khu vực thương mại liên hệ. Thế thì câu hỏi mà trong vài tháng qua nhiều người đã đặt ra cho nữ nghị viên Madison Nguyễn là “Với tư cách nghị viên thành phố đại diện cho đơn vị 7 cô thực sự muốn phục vụ cho những ai : cá nhân Ông Tăng Thành Lập hay các cư dân và doanh gia trong phạm vi 1000 feet quanh khu vực liên hệ nói riêng, hay các cư dân tại đơn vị 7 nói chung, hay toàn thể cư dân San Jose. Dĩ nhiên chỉ có NV Madison mới có câu trả lờị

Sự kiện NV Madison, qua email số 6 gởi cho bà Helen như vừa đề cập đến, tìm cách can dự vào việc làm của bà Helen de Runa và các nhân viên thành phố cũng rất có thế, không sớm thì muộn, được xem là một sự vi phạm vào điều 411 (The Council; Interference With Administrative Matters) của bản Hiến Chương Thành Phố mà trong đó ghi rõ “... neither the Council nor its members nor the Mayor shall give orders to any subordinate officer or employee, either publicly or privately” (tạm dịch là : “HÐTP, các nghị viên, và Thị trưởng không ai được ra chỉ thị cho bất cứ một viên chức hay nhân viên nào (của thành phố) dù là công khai hay riêng tư”.

                                  © 2008 San Jose Voters for Democracy. All rights reserved. FPPC# 1302736. Phong Trào Cử Tri San Jose Đòi Dân Chủ.